Thú chơi đĩa than

FBShare
Ghi nhớ trang

 Khi nghe một bộ dàn chạy đĩa than loại tốt, người ta thấy âm thanh có độ nổi, vị trí các nhạc cụ chơi trong dàn nhạc hiện lên rất rõ ràng, giọng hát của ca sĩ thật ngọt ngào và truyền cảm…

Thú chơi đĩa than

 

TỪ NGUYÊN LÝ GHI ÂM CỔ XƯA NHẤT

Năm 1877 Thomas A. Edison, nhà phát minh thiên tài người Mỹ đã sáng chế ra các máy ghi âm đầu tiên của loài người, chiếc máy hoạt động dựa trên cơ sở các sóng âm thanh được đưa qua một bộ phận biến đổi để tạo nên những vết khắc nhờ một chiếc kim lên trên một ống trụ kim loại . Khi cần tái tạo lại âm thanh, người ta dùng chiếc kim đó đôc lại từ ống kim loại đã được ghi âm, dao động cơ học ở đầu kim được qua một hệ thống khuếch đại bằng cơ khí để nâng biên độ lớn lên rồi đưa ra loa. Mặc dù dải tần còn rất hẹp và độ méo lớn nhưng máy ghi âm của Edison, ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số hãng trên thế giới đã cho ra đời các loại máy quay đĩa cơ khí chạy bằng dây cót với chiếc loa đồng vàng sáng loáng to như một chiếc kèn tu-ba. Loại máy quay đĩa này đã được coi như một vật trang trí sang trọng trong các gia đình giàu có ở châu Âu hồi đầu thế kỷ. Về nguyên lý, việc ghi đĩa than không khác nhiều so với nguyên lý ghi âm ban đầu của Edison. Năm 1887, Emile Berliner (Mỹ) đã sáng chế ra chiếc máy quay đĩa đầu tiên. Để nâng cao chất lượng âm thanh, công nghệ ghi đĩa trên quy mô công nghiệp đã được cải tiến không ngừng, từ những bản ghi đầu tiên với kỷ thuật Mono 78vòng/phút , cho đến những chiếc đĩa đạt tiêu chuẩn Hi-Fi long play 33vòng/phút là một bước tiến đáng kể .

Trong lĩnh vực chế tạo đĩa phải kể đến tên những hãng ghi âm có nhiều đóng góp lớn như: RSAVictor, EMI (Mỹ), Decca Reccord  (Anh), Deuts Gramophon (Đức) .v.v.Kỹ thuật ghi – đọc bằng đĩa than thuần tuý là kỹ thuật Analog, do đó âm thanh đạt được độ trung thực cao dân chơi sành nghe nhạc gọi là tiếng “mộc” . Âm thanh của đĩa than có những nét đặc trưng riêng khác biệt với kỹ thuật digital đang phổ biến bây giờ. Khi nghe một bộ dàn chạy đĩa than loại tốt, người ta thấy âm thanh có độ nổi, vị trí các nhạc cụ chơi trong dàn nhạc hiện lên rất rõ ràng, giọng hát của ca sĩ ngọt ngào và truyền cảm …Chính vì lý do này mà hiện nay trên thế giới vẫn còn rất nhiều người say mê sưu tầm và thưởng thức đĩa than . Đặc biệt là những bạn yêu nhạc cổ điển, nhạc jazz – Blue và các loại nhạc cụ acoustic…..

KẾT CẤU CỦA MÁY CHƠI ĐÃI THAN

Để thưởng thức đĩa than, trước hết bạn cần phải sắm một máy quay đĩa than có chất lượng tốt. Kết cấu thông thường của máy quay đĩa bao gồm phần đầu đọc  (phonocatridge), tay cơ (tonearm) và phần quay đĩa gồm mô-tơ và mâm quay. Có hai loại đầu đọc thông dụng là “nam châm đọng” còn gọi là MM (Moving Magnet) , loại này rẻ tiền hơn và được sử dụng rất phổ biến. Loại thứ hai có tên gọi là “Cuộn dây động” còn gọi là MC (MovingCoil) , loại đầu đọc MC cho ra âm thanh tốt hơn hẳn loại MM, hầu hết các đầu đọc đắt tiền đều là loại MC.

Có lẽ trong công nghệ sản xuất các linh kiện audio, phonocatridge được chế tạo cầu kỳ hơn cả vì chúng vẫn được làm theo lối hoàn toàn thủ công, việc quấn dây đồi hỏi người thợ phải có một bàn tay vô cùng khéo léo và cặp mắt hết sức tinh tường. Vì thế mà giá đầu đọc khá đắt tiền , đầu đọc MM loại rẻ nhất vào khoảng 30-40 USD, còn những loại MC đắt nhất có thể lên tới 7.000-8.000 USD một chiếc .

Bên cạnh đầu đọc, bộ cơ đĩa than cũng góp phần rất quan trọng vào độ ổn định và chất lượng chung khi độc đĩa. Bộ cơ bao gồm mô-tơ và hệ thống mâm quay (turntable) . Một bộ cơ khoẻ và chắc chắn là cơ sở để âm thanh được ổn định và tránh được rung động khi vận hành. Chính vì lý do này mà những bộ cơ đắt tiền thường rất to và nặng. Có những bộ cơ nặng tới 20 – 30 kg và giá cả thì cũng tỉ lệ thuận với trọng lượng và chất lượng của chúng. Để làm quay mâm đĩa, các nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều loại mô-tơ với phương thức truyền động khác nhau. Có loại dùng mô-tơ servo quay trực tiếp mâm đĩa ( gọi là direct drive), có loại dùng một bánh cao su để truyền động từ mô-tơ vào mâm đĩa…nhưng phần lớn các loại có chất lượng cao đều dùng phương thức truyền động từ mô-tơ vào mâm đĩa qua một dây cua-roa bằng cao su hoặc chất dẻo đặc biệt ( gọi là belt drive). Việc truyền động qua cua-roa sẽ giảm thiểu độ rung khi quay của mô-tơ tác động lên mâm gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Đặc biệt để chóng ồn và nâng cao chất lượng âm thanh , một số hãng sản xuất đầu đĩa cao cấp còn dùng một máy bơm không khí gọi là air compressor, thổi ra một luồng khí nén thật mạnh để làm quay mâm đĩa theo nguyên lý của động cơ máy bay phản lực. Với những đầu đĩa được truyền động theo nguyên lý này, độ ồn gần như được triệt tiêu hoàn toàn, do đó tỉ số tín hiệu trên tạp âm được nâng cao, âm thanh đọc ra rất hoàn hảo. Thông thường, những bộ cơ rẽ nhất có giá khoảng  100-200 USD những bộ cao cấp có giá khoảng 5.000-8.000 USD, thậm chí có những bộ cơ chế tạo đặc biệt giá lên tới 10.000-20.000 USD .

CẦU KỲ CHƠI ĐĨA

Thú chơi đĩa than đòi hỏi người chơi phải cầu kỳ và rất kỹ tính. Để chơi đĩa than đúng điệu, dân chơi đĩa than thứ thiệt phải tự trang bị cho mình nhiều phụ tùng như chổi carbon để chải bụi trên đĩa, bình xịt dung dịch chống tĩnh điện (antistatic), súng thổi bụi bằng khí nén, chổi và dung dịch đặc biệt để làm sạch đầu kim đĩa . Đĩa thường được bảo quản cẩn thận trong tủ kính để tránh bụi, hơi ấm và nhiệt độ cao làm cong vênh.

Việc lắp đặt và chỉnh cho đúng phần cơ của máy quay đĩa cũng khá phức tạp. Một số người chơi sành điệu đặt máy quay đĩa lên một tấm đá xẻ dày 5-10 cm và đặt trược tiếp lên sàn nhà. Nhiều bạn khác lại đặt máy lên một kim loại được chế tạo đặc biệt rất nặng để giảm thiểu các rung động.
Để bắt đầu, người chơi đĩa bật hệ thống ampli lên trước khoảng 5-10 phút để hâm nóng, sau đó thận trọng lấy đĩa từ trong vỏ ra và nhẹ nhàng đặt lên mâm quay , cho máy chạy và sau chừng nửa phút khi tốc độ quay đã ổn định mới yên tâm thưởng thức.
Nghe nhạc từ đĩa than, dân chơi trên thế giới thường sử dụng ampli điện tử để làm máy khuếch đại. Sự phối hợp giữa chất mộc mạc của đĩa than với âm sắc ngọt ngào, truyền cảm của đồ bóng đèn tạo ra một thế giới âm thanh giàu nhạc tính và hoàn toàn khác với âm thanh digital. Những loại ampli hạy đèn đốt trực tiếp như 2A3, 300B, 211 được giới sành chơi cho là tuyệt đỉnh để phối hợp với đĩa than.

CHƠI ĐĨA THAN PHẢI CHĂNG LÀ HOÀI CỔ

Thị trường tiêu thụ đĩa than trên thế giới rất phát triễn vào những năm 50-70 của thế kỷ XX. Qua đến đầu những năm 80, do sự ra đời của đĩa CD, thị trường đĩa than đã bị thu hẹp lại rất nhiều, đặc biệt là trong giới nghe nhạc phổ thông. Tuy nhiên, đối với những người đam mê chơi Hi-Fi, hiện vẫn sở hữu một số đĩa than lớn thì việc thưởng thức âm thanh analog thuần túy qua đĩa than vẫn là một thú vui không gì sánh nổi.

Đến cuối thập kỷ 90, cùng với sự phục sinh của các ampli đèn điện tử và loa độ nhạy cao, giới sành chơi Hi-Fi ở Châu Âu, châu Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản lại có khuynh hướng quay trở lại sử dụng đĩa than. Đây thực sự không phải là trào lưu hoài cổ, mà sau nhiều năm sử dụng CD, một số bạn yêu nhạc cho rằng đĩa than vẫn mang lại cho người nghe những âm thanh sinh động mà đầu đọc CD chất lượng khá, thậm chí chất lượng cao vẫn không thể có được. Nhận định này đã châm ngòi cho những cuộc tranh luận bất phân thắng bại của những tín đồ thuộc hai trường phái khác nhau: Analog và digital. Phần thắng thuộc về ai, hãy kệ cho thời gian phán xét. Trong luc chờ đợi, chúng ta hãy cứ dung dung ngồi bên một phin cafê thật ngon và thả hồn mình theo dòng nhạc êm đềm phát ra từ chiếc đĩa than đang chậm rãi…

CÁC HÃNG ĐĨA DANH TIẾNG

Những tên tuổi lớn trong chế tạo mày quay đĩa than có thể kể đến là:

  • Loại phổ thông: Denon, Dual, Pioneer, Rega, Sansui, Technics…
  • Loại chất lượng cao: Audio Note, Bass Audio, Clearaudio, Forsell, Micro Seiki, Oracle, Sumiko, Thorens, VPI…

 

Trên thế giới có nhiều hãng danh tiếng chuyên làm Phonocartridge như:

  • Loại phổ thông: Audio Technica, Denon, Pickering, Rega, RadioShack, Shure…
  • Loại chất lượng cao: Audio Note, Benz Micro, Grado Laboratories, Clear Audio, Koetsu, Ortofon, Sumiko, Van del Hul…
Theo hifivietnam