Đĩa vinyl được tạo ra như thế nào!

FBShare
Ghi nhớ trang

vinyl_record 3

Trong khi thế giới kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ thì vinyl LP vẫn tiếp tục được sưu tầm cùng với mức sản xuất ổn định, có lẽ chính nhờ vào chất âm analog tự nhiên, ấm áp của chúng. Vậy, làm thế nào LP có thể đạt đến những chất âm độc đáo đến thế!

Năm 1877, Thomas Edison được xem là người phát minh ra máy quay đĩa, thiết bị đầu tiên vừa có thể thu âm và phát lại âm thanh. Thiết bị này ghi lại thanh âm một cách trực tiếp khi các vết lõm trên tờ giấy bạc bọc quanh một trục lăn có rãnh, cái mà sau đó được phát lại bằng cách quay trục lăn, theo chuyển động của đầu kim dọc theo các đường rãnh ấy, làm rung động màng ngăn cơ học tương ứng và tái tạo âm thanh. Đến những năm 1880, Volta đã phát minh ra một wax-coated cardboard cylinder sử dụng rung động của kim máy hát, giống như một máy đo địa chấn, được gọi là phương pháp “hill-and-dale “, giống như của Edison. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, cylinder cuối cùng cũng được thay thế bằng các bản ghi đĩa phẳng mà ngày nay chúng ta sử dụng. Nhưng thậm chí sau đó, âm thanh được ghi trực tiếp vào đĩa một cách máy móc. Những bản thu âm “acoustical” như thế này dựa vào một thiết bị âm thanh lớn kết nối với kim máy hát. Khi các sóng âm gây ra rung độngs ẽ làm kim rung động, và đưa những rung động ấy vào đĩa hand-cranked.

Vấn đề nằm ở chỗ biên độ của các nốt trầm (nốt bass) lại cao gấp nhiều lần so với các nốt có dải âm cao hơn, âm thanh với tầng số thấp hơn lại chiếm nhiều khoảng cách vật lý trong mỗi đoạn, khi đó, những dải âm cao và trung sẽ bị mất đi trong khi phát. Điều này khiến cho âm phát bị méo cũng như âm bass nặng. Mãi cho đến năm 1925, các ngõ vào âm thanh đã được chạy qua một vi mạch và amp để tăng phạm vi hoạt động cũng như  âm lượng mà không cần phụ thuộc vào các thuộc tính vật lý của thiết bị âm thanh, và thời đại của các bản ghi “electrical” đã bắt đầu. Những bản thu này được điều chỉnh một cách chủ định những dải âm cao cùng những âm bass thấp, giúp âm thanh cân bằng trong suốt quá trình phát. 78s –các đĩa thu với vận tốc quay 78 RPM- được xem như một bước nhảy vọt về công nghệ so với những máy quay tay tiền nhiệm.

“Đây chính là thời điểm cho những đánh giá âm nhạc một cách nghiêm túc để tạo ra các buổi trình diễn âm nhạc tuyệt vời bằng các phương tiện của các đĩa thu. Có thể nói rằng, các đĩa thu đã thành công trong việc tái tạo một cách chính xác và đầy đủ tất cả các chi tiết của buổi biểu diễn nhạc giao hưởng hay opera. Electrical recording và reproduction đã kết hợp để duy trì sức sống và màu sắc trong các buổi biểu diễn độc tấu.”- Per Compton Pakenham của tờ The New York Times năm 1930.

vinyl_record 2

Và chất lượng chỉ được nâng cao trong những năm 1950 với sự ra mắt của những đĩa nhạc 33 RPM, vào khoảng 25 phút mỗi mặt, và dải âm có thể dễ dàng chỉnh sửa cũng như tối ưu hóa âm thanh trong việc sản xuất, sau đó được lồng vào một master-disc. Master-disc này được biết đến như một đĩa laquer hay đĩa acetate. Thật ra, acetate lại là một sự nhầm tên khi đó là các đĩa laquer được phủ lên chất cellulose nitrate. Và không giống như đa số các đĩa vinyl được đúc nên, master-disc được cắt “một cách thủ công”, các đường rãnh trên bề mặt đĩa được tạo ra bằng một đầu kim máy cắt đĩa với nhhững chuyển động cơ học được điều khiển bởi một ngõ vào âm thanh. Các rãnh được kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình cắt để đảm bảo độ sâu thích hợp của đường cắt cũng như điều chỉnh âm lượng và cường độ phát. Sau khi âm thanh đã được sao chép và kiểm tra chất lượng phát lại thì laquer sẽ được gửi đến công ty sản xuất.

Laquer quá cứng để dùng trong quá trình sản xuất thực tế, đo đó, một mẫu đúc kim loại đã được thực hiện. Ban đầu, laquer được phủ một lớp graphite dẫn điện tốt, sau đó được mạ bạc hoặc niken. Khi đĩa đã đủ dày, sáp sẽ được lấy đi, để lại một khuôn kim loại chắc chắn hơn. Những kỹ thuật hiện đại đòi hỏi phải nhúng đĩa vào dung dịch hòa tan stannous chloride và sau đó phun vào một lớp nguyên tử bạc. Những tấm mạ với kỹ thuật thông thường vẫn được sử dụng rộng rãi nhưng không đạt được độ vang âm chính xác.

Sau khi lớp mạ bạc ban đầu đã cứng, một lớp đồng mịn được phủ lên, sau đó là một lớp kim loại mạnh hơn, thô hơn, như thép. Lớp kim loại mịn, bao gồm những nguyên tử kim loại tương đối nhỏ, 85 hạt/inch2 với độ phóng đại 100 lần đường kính, và tính năng cải thiện sức mạnh cũng như độ dẻo dai hơn các hạt thép thô, dễ dàng gia công trên máy hơn. Khi lượng kim loại đã đủ để hỗ trợ các tấm bạc, laquer được đập khuôn, để lại cực âm kim loại hay còn gọi là “khuôn cối”.

Khuôn cối vẫn khá cứng vì thế nó cần phải được đúc lại một lần nữa trước khi bắt đầu nén nhựa vinyl. Đĩa kim loại được xem như “người mẹ”, được cắt từ khuôn cối rồi mạ lại để tạo nên một bản âm khác được gọi là “stamper”

Mỗi stamper được gắn liền với một máy nén thủy lực 100 tấn, về cơ bản giống như một chiếc khuôn và có thể sản xuất hàng ngàn chiếc đĩa trước khi cần thay thế. Mỗi lá vinyl nóng chỉ khoảng ½ diện tích nhưng lại dày gấp 3 lần một đĩa thành phẩm, được gọi là biscuit, trượt giữa hai hàm máy nén, và hơi nước 300oF được sử dụng làm mềm vật liệu trước khi kết thúc, và nén vinyl nóng vào hình dạng cuối cùng trong khi ghi âm. Sau đó, đĩa nhạc được làm nguội bằng nước, trở nên cứng lại, và được dán nhãn, tất cả các khâu ấy đều được thực hiện một cách tự động.

Tiếp theo, các đĩa nhạc được cắt góc theo một vòng tròn gọn gàng bằng máy xén tự động, sau đó, đĩa nhạc được kiểm tra cẩn thận, cả về trực quan lẫn âm học.

Cuối cùng, các LP chất lượng được đóng gói và vận chuyển đến các cửa hàng bán lẻ âm nhạc độc lập tại các địa phương.

Đĩa vinyl được tạo ra như thế nào phần 1

Đĩa vinyl được tạo ra như thế nào phần 2

Theo Andrew Tarantola