Nghe và đánh giá thiết bị nguồn âm Digital

FBShare
Ghi nhớ trang

Cũng như các thiết bị khác, mỗi đầu đọc đều mang một “màu âm” riêng. Sản phẩm của mỗi hãng cũng có những đặc trưng âm thanh khác nhau. Điều này khiến người chơi khá lung túng khi chọn lựa, song lại tạo ra vô số cơ hội để họ tìm được sản phẩm phù hợp nhất với gu nhạc và hệ thống dàn âm thanh của mình. Những khác biệt ấy có thể nói chính là ý nguyện mà các nhà sản xuất gửi gắm vào sản phẩm với mong muốn mang lại “đường nét” riêng cho chúng. Vậy bí quyết để đánh giá và lựa chọn đầu đọc là như thế nào?

 

Nghe và đánh giá thiết bị nguồn âm Digital
Wadia 27ix

 

Câu trả lời hoá ra khá đơn giản. Bạn phải căn cứ vào chính bộ dàn của mình để tìm xem nó cần một đối tác như thế nào và chọn lựa theo tiêu chí: thiết bị mua về phải thể hiện thành công nhất thể loại nhạc và phong cách trình diễn mà bạn yêu thích.

Chọn một thiết bị nguồn digital tương hợp với dàn âm thanh đôi khi còn khắc phục được khiếm khuyết của bộ đàn ấy. Ví dụ nếu hệ thống sẵn có của bạn nghe hơi chói chang thì bạn lhông nên chọn đầu đọc thiên sáng, chính những đầu CD chơi tiếng treble mềm mại, nhẹ nhàng sẽ bù đắp được nhược điểm này. Mỗi  sản phẩm đều có ưu nhược điểm của nó nên chỉ bằng cách nghe thử thật kỹ, đặc biệt là với hệ thống của mình, bạn mới có thể chọn được sản phẩm tốt nhất.

Để minh hoạ cho điều này, chúng ta giả định có hai người nghe nhạc với sở thích khác nhau, họ đang cần mua một bộ DAC cho đàn của mình (bộ DAC ở đây tượng trưng cho tất cả các thiết bị phần nguồn âm digital).

Nghe và đánh giá thiết bị nguồn âm Digital

 
Endorphin của Pathos

 

Tai già cho rằng, đến đây thì bạn đã có thể đoán được DAC nào nên ghép với hệ thống của người nghe A hay B. Bộ DAC số 1 chỉ có thể làm tăng độ sáng mà hệ thống của người nghe A đã có quá nhiều. Bên cạnh đó, những âm thanh bị sạn của nó còn gây phản cảm đối với tiếng đàn violon và giọng ca. Tiếng bass chắc và mạnh của bộ DAC này cũng không mấy quan trọng với gu nghe nhạc của người nghe A. Tuy nhiên, DAC 2 lại có khả năng làm mềm tiếng treble của hệ thống và trút bỏ sự nặng nề mà âm treble gắt gỏng kia gây ra. Ngược lại, bộ DAC 1 là sự lựa chọn hợp lý với người nghe B. Nó không chỉ tăng cường độ và sự chắc chắn trong tiếng bass giúp thoả mãn khiếu nhạc của anh ta, mà còn làm cho âm treble sắc hơn, âm bass căng hơn.
Ví dụ trên nói về hai trường hợp đối lặp nhau, thực tế đôi khi không rành mạch như vậy. Cách duy nhất để có thể mua đúng sản phẩm bạn cần là hãy nghe thử bằng chính đôi tai mình. Hãy xem và kham khảo các tạp chí về âm thanh và căn cứ vào “túi tiền” của bạn để giới hạn số lượng sản phẩm nghe thử. Đọc kỹ một bài giới thiệu về sản phẩm để xem phong cách trình diễn của nó có phải là thứ bạn đang tìm kiếm. Bạn cũng cần cân nhắc khi mua sản phẩm mà bạn chỉ dựa vào bài viết bởi hệ thống âm thanh mô tả trong đó chưa chắc đã giống hệ thống của bạn. Có khi bạn thuộc tuýp người nghe như A còn bài bình luận do một tác giả sở hữu hệ thống âm thanh và nghe nhạc theo sở thích của anh B.

Theo kinh nghiệm của Tai Già, thiết bị đắt tiền chưa hẳn đã tốt. Bạn đừng băn khoăn về khoản ngân quỹ có hạn của mình mà hãy nghe thử các sản phẩm ở tầm giá bạn có thể mua được. Một sản phẩm vừa tiền mà lại được một người bạn tin tưởng khen ngợi với phong cách trình diễn âm thanh hợp sở thích của mình thì bạn chớ ngần ngại nghe thử. Có khi bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền đấy! Nếu bạn không mua sản phẩm đó thì ít nhất bạn cũng làm giàu thêm kinh nghiệm nghe thẩm định của mình và có thể so sánh ấn tượng của mình về thiết bị với người viết bài trên báo.

Theo kinh nghiệm của Tai Già, có một số đặc điểm trong trình diễn âm thanh mà bạn cần chú ý khi tìm mua thiết bị phần nguồn digital.

THỨ NHẤT là “bức tranh âm thanh toàn cảnh” sẽ cho bạn cảm nhận chung nhất về âm thanh của một thiết bị digital. Dàn trải, nhẹ nhàng, hài hoà hay chói sắc, nổi ra hay chìm về phía sau? Nó khiến bạn “thả hồn” cùng âm nhạc hay phải căng tai để nghe? Tóm lại là bạn cảm thấy thu giãn hay mệt mỏi khi nghe sản phẩm đó?

Bức tranh âm thanh toàn cảnh của một sản phẩm kỹ thuật số là điều cơ bản cho thấy khả năng thoả mãn lâu bền hay chóng vánh với nhu cầu nghe nhạc của bạn. Nếu bạn cảm thấy mình bị âm nhạc “tấn công”, bạn sẽ ít nghe hơn, và mỗi lần nghe, thời lượng cũng giảm. Nếu bức tranh tổng thể này không hợp sở thích của bạn thù cũng phẩm chất khác dù tốt đến mấy cũng không còn mấy giá trị.

THỨ HAI là bạn cần chú ý đến đặc tính âm thanh của thiết bị digital. Âm thanh của các đầu đọc hay DAC tốt thường được mô tả như: êm dịu, mượt mà, dàn trải, ngọt ngào, tao nhã và hài hoà. Các từ như: sáng, chói, sắc, dồn dập, trực tiếp, sắc nhọn, quá chi tiết, lấn át dùng để chỉ chất lượng trình diễn của thiết bị tồi.

Tuy nhiên đối với các sản phẩm tầm tiền vừa phải, cũng nảy sinh một mâu thuẩn khó giải quyết giữa hai phong cách đối lập trên. Đó là những đầu CD hay bộ DAC cho âm thanh mượt mà, dàn trải và hài hoà thù thường lại trình diễn kém chi tiết. Việc loại trừ được sự dồn dập, lấn át trong âm thanh thường phải đánh đổi bằng sự yếu đuối của các tín hiệu tần số thấp. Chẳng hạn những tiếng trống mạnh mẽ nếu được tái hiện một cách mềm mại thì không thể khắc hoạ được cấu trúc về độ động của âm thanh. Vì thế, độ phân giải của các đầu đọc hoặc DAC có âm thanh mược mà thường thấp hơn so với các sản phẩm có âm thanh hướng về phía trước.

Ngược lại, thiết bị trình diễn chi tiết một cách “phô trương” thì cũng khó có thể chấp nhận. Thay vì tái hiện tinh tế, nó thổi phồng các chi tiết ấy lên. Có thể chấp nhận. Thay vì tái hiện tinh tế, nó thổi phồnng các chi tiết ấy lên. Có thể với một người, họ sẽ thích những âm thanh có vẻ sôi nổi hào hứng ấy, nhưng rồi chẳng sớm muộn, họ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, và khi tắt nhạc đi thì “thở phảo” như trút được gánh nặng! Điều tệ hại nhất mà một thiết bị âm thanh có thể “làm được” là khiến người nghe chỉ muốn vặn nhỏ volume xuống hoặc tắt máy đi.

Có một giải pháp khá hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là thiếu tính cho tiết và một bên là lại cường điệu hoá chi tiết là mua đầu đọc hoặc DAC có chất lượng cao. Chúng sẽ dung hoà được hai nhược điểm này để đạt được trình độ tái hiện là chi tiết, sống động, trung thực mà vẫn tinh tế. Tiếc thay, không phải ai cũng có thể bỏ ra mấy ngàn USD để sở hữu một sản phẩm như thế.

THÚ BA, bạn cần chú ý đến âm sắc và vị trí các nhạc cụ trên sân khấu âm thanh. Nhiều đầu đọc xoá nhoà những âm sắc riêng và sự tinh tế trong âm thanh của mỗi nhạc cụ; âm sắc của các nhạc cụ nghe na ná nhau khiến người nghe cảm thẩy toàn bộ dàn âm thanh được thể hiện bằng một nhạc cụ  lớn chứ không phải nhiều nhạc cụ khác nhau. Hoặc tính ba chiều của sân khấu âm thanh bị triệt tiêu. Khoảng cách giữa chúng trong không gian âm thanh cũng không rõ ràng, mà lẽ ra, âm hình của chúng phải được khắc hoạ sắc nét. Với các thiết bị analog thì công việc này chẳng khó khăn gì song lại là một thách thức không nhỏ với thiết bị digital. Nên chọn một đĩa nhạc với bức chân dung xuất sắc về âm hình để đem đi thử khi mua đồ sẽ giúp bạn xác định được đầu đọc nào thực hiện tốt công việc này.

THỨ TƯ, một phẩm chất vô cùng quan trọng khác của thiết bị số cũng là thế mạnh của digital so với analog là độ trong trẻo của sân khấu âm thanh. Chính nhờ tính năng này mà âm nhạc đến tai người nghe mới rộng mở, khoáng đạt và trong vắt như pha lê. Hãy cảm nhận sự trong trẻo của sân khấu âm thanh như khi bạn nắm thành phó từ trên cao trong một sang chớm thu, bầu trời cao xanh, nắng óng vàng như trải một… bạn sẽ nhìn thấy trong tầm mắt của mình những toà nhà lớn nhỏ, những lùm cây xanh, đường sá… cho tới tận chân trời vẫn hiện lên rõ nét. Nhưng nếu bạn nhìn thành phố vào một ngày mưa hay có sương mù, hẳn là bạn sẽ không thể cảm nhận được vẻ đẹp mênh mang và nguy nga của thành phố… Tương tự như vậy, sân khấu âm thanh mờ đục cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả màn trình diễn.

Trên đây, Tai Già đã trao đổi cùng bạn về những đặc điểm chung nhất trong phần tái hiện âm thanh của các thiết bị digital. Bạn cũng rất nên lưu ý tới các khía cạnh khác như: độ sạn của tiếng treble, độ động và nhịp điệu của âm thanh… Tạm gác những vấn đề trên, khi chọn đầu đọc, bạn hãy tự hỏi mình: “Nghe nhạc trong bao lâu thì muốn tắt nhạc đi, hoặc giảm âm lượng xuống?” Sự ham muốn khiến bạn phải nghe hết bản nhạc này đến bản nhạc khác là một dấu hiệu chứng tỏ thiết bị nguồn digital nào đó có tốt và phù hợp hay không. Có những thiết bị làm bạn không tài nào tắt được dòng nhạc đang tuôn trào, có thiết bị lại như xui khiến bạn phải đi làm việc khác. Khả năng gắn kết người nghe với âm nhạc chính là bản chất của âm thanh hi-end.

Và đó cũng là tiêu chí cao nhất để đánh giá các thiết bị kỹ thuật ở phần nguồn.

 

Theo hifivietnam