HI-END – Điều kỳ diệu phần 1

FBShare
Ghi nhớ trang

Tưởng chừng như đã chia tay hẳn với hi-end audio, sau nhiều năm chỉ “nhìn” qua tạp chí Nghe Nhìn, anh T đã quyết định quay trở lại với thú chơi vốn đã ăn sâu vào tâm hồn của mình. Và giờ đây, với một hệ thống được set-up khá chuẩn trong một không gian phòng nghe ấm áp anh đã có thể tìm lại những giây phú thư giãn tuyệt vời với âm nhạc.

>> HI-END – Điều kỳ diệu – phần 2

>> HI-END – Điều kỳ diệu phần 3

Nổi ám ảnh của âm thanh hi-end
Từng sở hữu một bộ dàn tầm cỡ, anh T còn nhớ như in chất âm và đặc tính của những thiết bị mà mình dùng qua. Từ nhưng năm 95 anh đã bắt đầu tìm hiểu về high end audio qua vài quyển tạp chí Stereophile được xách tay về từ Mỹ. Những thiết bị đầu tiên anh đầu tư là các dòng loa Polk Audio cùng khuếch đại và nguồn của Onkyo. Anh cũng sớm nhận ra mình chưa đi đúng đường khi được một lần nghe khả năng tái hiện âm thanh trung thực của bộ dàn với hệ thống khuếch đại đèn điện tử. Kể từ đó, anh bắt đầu xây dựng lại hệ thống của mình. Hệ thống đầu tay có thể gọi là hi-end của anh gồm có đôi loa Tannoy D900, bộ poweramp mono VTL MB-225, Pre Audio Research LS5 và dây dẫn của Straightwire. Những ấn tượng đầu tiên về sự trình diễn của hệ thống đó mà anh vẫn nhớ đến ngày hôm nay chính là sự tái tạo trung thực, rất chi tiết ở các dải tần và đặc biệt nhất là khả năng thể hiện độ sâu hay nói cách khác là âm hình, điều mà anh xem là đặc biệt nhất của âm thanh hi-end. Anh tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp dần hệ thống để có tăng hiệu quả âm thanh.

HI-END - ĐIỀU KỲ DIỆU

 

Thời điểm bấy giờ thông tin còn rất hạn hẹp, chỉ loay hay với tạp chí Stereophile, không có internet và vấn đề về giá thì không được cập nhật, có khi chỉ mua theo giá của người bán đặt ra mà không biết được thực tế giá trị của món đồ và sau này còn có thêm bluebook để tra cứu. Tuy nhiên, vấn đề tư vấn về phối ghép hay bảo hành chính hãng là điều không thể có. Các thiết bị hi-end đắt tiền nếu có bị hỏng hóc cũng chỉ giao phó cho các tay thợ điện tử của chợ Nhật Tảo kiểm tra và tất nhiên là chất lượng khó đảm bảo.

Quay trở lại với câu chuyện, anh T đã tiếp tục nâng cấp các thiết bị của mình qua nhiều thương hiệu khác nhau như Sonus Faber, Audio Research, Von Schwikert Audio, CounterPoint Audio, ProCeed, Mark Levinson, Theta, Accuphase… Hệ thống phối ghép mà anh ưng ý nhất gồm loa Tannoy Kindom, Pre Audio Research Reference I, Power mono VT-150SE, nguồn Accuphase DP-90/91 và dây dẫn Purist Audio. Nhưng với áp lực kinh doanh ngày càng lớn, anh buộc phải tạm gác thú chơi này và dành hết thời gian cho công việc. Những gì anh có được sau khoảng thời gian dài gắn với hi-end audio chính là một đôi tai đã được “rèn” khá tốt, đủ tốt để cảm nhận những sự khác biệt giữa các thiết bị, đây chính là vốn quý của một audiophiles. Ngoài ra, anh cũng đã sưu tập được một lượng phần mềm đáng kể, mà theo anh “đây chính là điều kiện cần để có thể khởi động lại hi-end bất kỳ lúc nào”.

Không khó để có một hệ thống audio chuẩn
Mặc dù đã không còn nghe hi-end nhưng những màn trình diễn âm thanh với độ sâu và tinh tế luôn nằm trong tiềm thức của anh, không có nhiều thời gian, lúc rãnh rỗi anh chỉ biết ngồi xem lại những trang tạp chí để đỡ nhớ. Và cuối năm 2002, tạp chí Nghe Nhìn Việt Nam xuất hiện, anh trở thành độc giả trung thành, hàng tháng anh nói vui là luôn được “nhìn hi-end” qua tạp chí. Anh tham khảo các bài viết đánh giá, những bài tư vấn phối ghép, cũng như tìm hiểu các nhãn audio mới, các công nghệ mới. Không chỉ có tạp chí, website là một công cụ tuyệt vời cho việc tra cứu thông tin cũng như có một kênh tham chiếu khá chính xác về giá cả và xuất xứ. Những website thông tin như hifivietnam.vn hay forum vnav.net là những nơi mà người ta có thể bắt đầu tìm hiểu về hi-end audio nhanh nhất cũng như có những trao đổi, chia sẻ về kinh nghiệm rất hữu ích.

HI-END - ĐIỀU KỲ DIỆU

 

Sau nhiều năm “lỡ” với hi-end, anh đã bắt đầu công việc xây dựng lại một hệ thống audio. Có thể nói, việc tìm hiểu, chọn và phối ghép hệ thống là một trong những điều thú vị nhất của một audiophile. Anh T chia sẻ, “Không khó để có thể set-up bộ dàn chuẩn, bởi ngày nay người chơi có quá nhiều hỗ trợ từ tạp chí, website và thậm chí được tư vấn trực tiếp ngay tại các showroom của nhà phân phối. Đơn giản nhất là bạn có thể copy những bộ dàn phối ghép mẫu trên tạp chí Nghe Nhìn theo loạt bài “Bộ dàn trong tháng”, hay chia sẻ lại những set-up từ những người chơi khác được giới thiệu trên tạp chí cũng như diễn đàn audio. Trước kia chúng tôi đều phải tự phối ghép thử, rồi kiểm tra hiệu quả, còn giờ đây bạn có rất nhiều mô hình để tham khảo”.

Nhưng anh T cũng nhận định rằng để có thể set-up một hệ thống, điều quan trọng nhất là bạn cần có một đôi tai tốt, hãy tin vào đôi tai của mình, nghe loại nhạc mình thích nghe và chọn những gì mình cảm thấy hay. Lần này, anh mong muốn tạo được một hệ thống trong tầm giá dưới 10.000USD nhưng phải thể hiện hiệu quả âm thanh tốt nhất có thể.

Theo hifivietnam